top of page
Search
  • admin

ĐỐI THOẠI ĐỂ THẤU HIỂU

Updated: Jan 19, 2020


Trong gia đình, chúng ta thường “ảo tưởng” rằng mình đã rất thấu hiểu vợ/ chồng/ người thân thiết...

Nhưng kỳ thật không phải vậy!

Trong vai trò lãnh đạo/ quản lý, chúng ta thường “ảo tưởng” rằng mình rất thấu hiểu nhân viên/ đồng nghiệp... Nhưng kỳ thật không phải vậy!

Nhiều khi ta còn chưa hiểu chính bản thân mình nữa mà!

Trong phạm vi doanh nghiệp, với vị trí lãnh đạo/ quản lý, chúng ta thường không có nhiều hoặc không có đủ thời gian để kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu nhân viên... Nhưng thật lạ là chúng ta thường “ảo tưởng” rằng mình rất thấu hiểu họ. Thú vị là nhân viên của chúng ta cũng thường “ảo tưởng” rằng họ rất thấu hiểu sếp...

SỰ THẬT LÀ CHÚNG TA KHÔNG THẤU HIỂU NHAU NHIỀU NHƯ VẬY ĐÂU!

Điều đó chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp đó, phòng ban đó thật sự xây dựng được văn hoá đối thoại, chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, chân tình, cởi mở... – Nơi mà người lãnh đạo, bằng cách này hay cách khác, chỉ ra rằng “Chúng ta chỉ thấu hiểu nhau hơn, cam kết tốt hơn, đồng lòng hơn, gắn kết hơn khi và chỉ khi chúng ta thường xuyên đối thoại, chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, chân tình, cởi mở!”


Nhân viên ta còn giấu ta nhiều điều lắm. Nhân viên ta còn nhiều ý tưởng hay lắm. Nhân viên ta còn nhiều feedback mang tính xây dựng lắm.

Nhân viên ta vì bị ảnh hưởng của văn hoá 1 công ty khác/ 1 sếp khác, nên cứ nghĩ chắc công ty này/ sếp này cũng vậy!

Tôi nhớ đến thói quen thứ 5 trong cuốn sách 7 thói quen hiệu quả của tác giả Stephen Covey rằng “Seek first to understand, then to be understood”... Nhân viên của chúng ta chỉ thật sự muốn trao đổi, đối thoại với sếp khi họ thật sự cảm nhận sếp họ [gồm: Ban lãnh đạo (BOD), Quản lý cấp trung (Middle Managers), Quản lý trực tiếp (Team Leader)...] là người biết lắng nghe, muốn trao đổi, muốn đối thoại!


Tác giả: NGUYỄN VÕ MINH TÂM (Chuyên gia Tâm lý-Hành vi)

63 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page